COCHIN, NƠI NGHỆ THUẬT POPART ĐƯỢC KHƠI NGUỒN
Nếu bạn là người yêu nghệ thuật Popart,
yêu những sắc màu rực rỡ và phóng khoáng sáng tạo trên những tác phẩm kinh điển,
yêu những giá trị cổ xưa …và muốn tìm
lại ký ức một thời đã qua …thì Cochin Café là nơi mà bạn có thể cho phép mình
nuông chiều tâm hồn nghệ thuật, thổi vào đó một chút nghich ngợm của cái nhìn
tuổi trẻ, tha hồ cùng bạn bè mình chơi trò chơi thị giác với những tác phẩm
nghệ thuật Popart hiện đại, hấp dẫn không kém phần hài hước và… những kỷ vật
tưởng chừng ngày nay không còn sẽ làm tâm hồn bạn lắng đọng
Ống
kính máy ảnh lia một góc cửa sổ cũ kỹ, một nhánh cây cằn cỗi cong nghiêng che
2/3 khung cửa khá ấn tượng. Tôi phát hiện đó là một ngôi nhà cổ.
Tìm
lối vào, vì phần lớn ngôi nhà được che khuất bởi dãy kiot bên ngoài, từ phía
ngoài đường Trần Cao Vân theo ngọn cây cổ thụ tôi có thể thấy được một phần
tầng 1 của ngôi nhà. Tấm bảng hiệu khá mờ nhạt có in logo hình chiếc điện thoại
xưa và chữ COCHIN hiện ra trước mắt tôi,
bên dưới là một lối nhỏ đi vào, hai bên là hai hàng trúc trông khá buồn bã. Chữ
Cochin và ngôi nhà cổ kia làm tôi biết chắc nó có liên quan với nhau và quán
tính đã thôi thúc tôi bước tìm…
Bên dưới Café Cochin là một shop nhỏ
Cuối
ngõ là một shop nhỏ bán những món quà như túi xách, phụ kiện thời trang, ví…khá
xinh, tưởng chừng chỉ có vậy…Bước qua khỏi shop men theo một cầu thang nhỏ với
những nấc thang cũ và ẩm là lối lên một không gian khác biệt, không gian của
ngôi nhà cổ Cochin.
Cầu thang cũ kỹ khá ấn tượng lối lên
Cochin
Quầy
bar lộn xộn một cách có trật tự nằm ngay góc cầu thang. Lần đầu tiên bước lên
không gian này tôi đã ngẩn người ra 5s để xác định mình đang đứng ở không gian
của thời kỳ nào?!. Booth điện thoại theo phong cách Anh Quốc đỏ bordeaux ấm
cúng thu hút tôi. Tò mò bước vào booth, một không gian không mấy ấn tượng nhưng
những đồ vật trưng bày nơi đây làm tôi liên tưởng đến 1 thời đã qua.
Booth điện thoại Anh Quốc ấn tượng có
thể thông qua phòng đồ cổ
Nơi
đây như một góc thu nhỏ của Sài Gòn xưa, những chiếc tivi cũ, những chiếc điện
thoại, quạt gió, các bức tranh chụp những công trình nổi tiếng của Sài Gòn thời
Pháp thuộc, cái máy đánh chữ cũ, búp bê Nga, chiếc mát casset rì rè, đến chiếc
đèn dầu, bộ tràng kỷ, rồi đến những tờ báo cũ, chiếc máy ảnh chụp bằng phim đen
trắng, máy để nhạc…tất cả đưa tôi trở về thời kỳ của Sài Gòn trước năm 45.
Những công trình kiến trúc xưa. Một
trong những bức ảnh sưu tập ở Cochin
Một trong những hình ảnh Sài Gòn xưa
Cochin còn lưu giữ
Đàn Violon, máy ảnh cổ, đĩa nhạc, nữ
thần Artemis
Kèn
saxophone, tủ buphe cũ, những phím đàn piano cũ
Chú ngựa gỗ ngộ nghĩnh đứng 1 góc cửa sổ
Cochin
mở ra nhiều không gian khác nhau. Đến đây bạn có thể lựa chọn không gian phù
hợp với sở thích, cảm xúc của mình và thưởng thức café, phòng âm nhạc độc đáo
với các nàng Artemis đa sắc màu, phòng lam dinh Thống Nhất với hàng đèn đương
đại. Tất cả kết nối giữa quá khứ và hiện đại, níu giữ một ký ức của một thời…
Một không gian của phòng Lam
Phòng âm nhạc
Thấy
tôi thích thú với những đồ vật và phong cách ở đây, anh chủ quán Minh Đức là
kiến trúc sư trẻ rất đam mê nghệ thuật chia sẻ: “ Tôi lấy tên quán là Cochin bởi vì trong tiếng Tây Ban Nha nó mang ý
nghĩa là “chưa biết”, hoặc “chưa từng biết tới”, nó là một “vùng đất mới”. Tôi
muốn mang đến một không gian mới lạ cho phong trào thưởng thức café của người
Sài Gòn. Đó là không gian gợi lại những giá trị cổ, và lấy nghệ thuật Popart để
thổi vào đó ngôn ngữ, hơi thở của nhịp sống hiện đại”.
Khi tôi hỏi cắc cớ anh: “vì sao lấy tên quán là
Cochin, là “ vùng đất mới” nhưng nó lại nằm trong một ngôi nhà cổ thì có nghịch
lý quá không?”
Anh bảo: “Ngôi
nhà đã có từ lâu từ thời Pháp thuộc và ngày nay đó đã đi vào quên lãng cho đến
một hôm tôi tìm ra được không gian cổ xưa này. Tôi muốn mang lại cho ngôi nhà cổ
một luồng sinh khí mới. Vùng đất mới chưa hẳn là nó chỉ mới xuất hiện mà nó đã
có từ lâu nhưng tôi đã khám phá ra nó nên nó là một vùng đất mới. Nó mới, mới với
người khám phá ra nó và thổi vào đó luồng gió hiện đại trong không gian cổ điển
Phong
cách popart là sự kết nối giữa quá khứ và hiện tại, nó mang lại một sức sống mới
dựa trên cái nền tảng cũ. Để cho công trình cổ sống cùng thời đại, bên trong nó
phải có một sức sống và phong cách Popart đã làm nên được điều đó”
Chắc
chắn bạn sẽ ngạc nhiên khi nghệ thuật Popart đã làm sống lại và thổi một luồng
sinh khí mới trong ngôi nhà cổ này. Nhân vật nàng Monalisa nổi tiếng được
popart hóa thành những bức ảnh hài hước, vui nhộn và những tác phẩm này được bạn
bè của anh chủ quán gọi với cái tên thân mật là Cô Chín (chữ đọc chệch của
Cochin). Cô Chín trở thành nhân vật biểu tượng cho người quản lý của quán.
Các bạn trẻ đang thể hiện niềm đam mê âm
nhạc của mình
….và chia sẽ cảm xúc
………………
Tôi
rời Cochin với những cảm xúc hoài niệm một cách trân trọng. Trân trọng biết bao
khi một người trẻ có tâm huyết đi tìm và chăm chút gìn giữ những hình ảnh của
Sài Gòn xưa, lưu giữ những kỷ vật dù cũ kỹ nhưng nó mang trên mình dấu ấn của
một thời lịch sử…
Ngọc Điệp. {Foodee}
Địa chỉ: 09 - Trần Cao Vân, F. Dakao, Q1
Giá trung bình: 35 - 65k
Tham khảo thêm tại: Đây
Post a Comment