(Miền Nam) Các loại bánh đặc trưng ở miền Nam
Bánh từ lâu đã trở thành món ăn yêu thích của rất nhiều người Việt
Nam. Hương vị hấp dẫn cùng mùi thơm quyến rũ, bánh đã làm “say lòng”
không chỉ những bạn trẻ mà ngay những người lớn họ cũng yêu thích món
quà vặt này. Trước kia, chúng chỉ xuất hiện trong các ngày lễ hội hoặc
trong các sự kiện đặc biệt. Nhưng ngày nay, khi đời sống của con người
được nâng lên, món bánh cũng trở nên đời thường và gần gũi hơn. Chúng ta
có thể bắt gặp chúng trong mọi ngõ ngách của thành phố và thưởng thức
bất kì lúc nào.
Ở miền Nam, là nơi chịu ảnh hưởng của nhiều quốc gia như: Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan... và là vùng sông nước nên hương vị ẩm thực cũng nhiều đa dạng. Tuy nhiên, đặc điểm nổi bật nhất của các loại bánh miền Nam là người làm thường cho nhiều đường, nước cốt dừa để tạo vị ngọt đậm, vị béo cho các loại bánh.
Khác với bánh xèo miền Bắc và miền Trung được rán bằng các khuôn nhỏ, bánh xèo miền Nam được rán bằng những chiếc chảo lớn nên kích thước của bánh khá lớn. Nhân bánh được làm từ nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau gồm tôm, thịt, ngó sen, củ sen, giá đỗ…, là những sản vật có sẵn của vùng này.
Một yếu tố góp phần không nhỏ để tạo nên hương vị đặc biệt của món ăn đó là nước chấm. Nước chấm bánh xèo miền Nam thường pha chua ngọt, bên trong có để sẵn một ít đồ chua làm từ cà rốt và củ cải. Rau xanh ngoài các loại chúng ta hay thấy thì ở đây còn có thêm lá xoài non, bằng lăng. Chính những điều đặc biệt này đã góp phần làm nên thành công cho món bánh xèo Nam Bộ.
Tham khảo thêm địa chỉ món ngon tại Sài Gòn:
Chuỗi nhà hàng Bánh xèo Mười Xiềm
Chuỗi nhà hàng Bánh xèo Ăn Là Ghiền
Click vào đây để biết thêm thông tin về các địa chỉ bánh xèo ngon khác trong thành phố.
Bánh Pía là một trong những đặc sản nổi tiếng của người Sóc Trăng, do người Hoa di cư vào miền Nam sáng tạo ra. Bánh Pía được làm chủ yếu từ bột mì, sầu riêng, lòng đỏ trứng. Về nguyên gốc của từ Pía là lấy theo âm đọc của người Triều Châu là bính, có nghĩa là bánh, sau đó được người Việt việt hóa thành Pía.
Một chiếc bánh bò dừa hoàn hảo đòi hỏi miếng bánh phải giòn lớp vỏ ngoài nhưng lại dai ở lớp bên trong. Thật khó diễn tả cảm giác khi thưởng thức miếng bánh nóng hổi vừa thơm giòn lại vừa dai và có vị béo này. Chiếc bánh bò dừa gồm hai phần hình trụ úp vào nhau, bên trong có nhân dừa xào chín.
Miền Nam có nhiều loại bánh thơm ngon, gây ấn tượng với nhiều người
Dựa
vào hoàn cảnh địa lý, đất nước ta phân chia thành ba vùng rõ rệt: Bắc,
Trung, Nam. Sự phân chia này dựa trên những đặc thù về địa hình, khí hậu
của từng vùng và đã ảnh hưởng nhiều đến lối sống và văn hóa mỗi vùng.
Nó góp phần làm cho văn hóa ẩm thực ở mỗi vùng có những đặc trưng riêng
và mang nhiều màu sắc thú vị.Ở miền Nam, là nơi chịu ảnh hưởng của nhiều quốc gia như: Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan... và là vùng sông nước nên hương vị ẩm thực cũng nhiều đa dạng. Tuy nhiên, đặc điểm nổi bật nhất của các loại bánh miền Nam là người làm thường cho nhiều đường, nước cốt dừa để tạo vị ngọt đậm, vị béo cho các loại bánh.
Khác với bánh xèo miền Bắc và miền Trung được rán bằng các khuôn nhỏ, bánh xèo miền Nam được rán bằng những chiếc chảo lớn nên kích thước của bánh khá lớn. Nhân bánh được làm từ nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau gồm tôm, thịt, ngó sen, củ sen, giá đỗ…, là những sản vật có sẵn của vùng này.
Bánh xèo Nam Bộ nổi bật với kích thước lớn vì được rán bằng chảo, ăn kèm với nước chấm chua ngọt và nhiều loại rau xanh
Ở
miền Tây Nam Bộ người ta còn cho thêm trứng gà hoặc trứng vịt vào bột
để tạo màu vàng tự nhiên và tăng hàm lượng dinh dưỡng. Có nơi đặc biệt
hơn còn cho thêm cả nước cốt dừa, rượu trắng.Một yếu tố góp phần không nhỏ để tạo nên hương vị đặc biệt của món ăn đó là nước chấm. Nước chấm bánh xèo miền Nam thường pha chua ngọt, bên trong có để sẵn một ít đồ chua làm từ cà rốt và củ cải. Rau xanh ngoài các loại chúng ta hay thấy thì ở đây còn có thêm lá xoài non, bằng lăng. Chính những điều đặc biệt này đã góp phần làm nên thành công cho món bánh xèo Nam Bộ.
Tham khảo thêm địa chỉ món ngon tại Sài Gòn:
Chuỗi nhà hàng Bánh xèo Mười Xiềm
Chuỗi nhà hàng Bánh xèo Ăn Là Ghiền
Click vào đây để biết thêm thông tin về các địa chỉ bánh xèo ngon khác trong thành phố.
Bánh tét
Nếu
ở miền Bắc, vào các dịp tết, giỗ, lễ hội cổ truyền người ta thường
dùng bánh chưng, bánh dày để dâng cúng tổ tiên thì ở miền Nam thường
dùng bánh tét. Bánh còn thường dùng để đãi khách vào những ngày đầu năm
mới cùng với thịt kho tàu, dưa chua. So về nguyên liệu thì bánh tét miền
Nam chẳng khác gì mấy với bánh chưng miền Bắc. Có khác đi chăng nữa là
về hình dáng, lá để gói. Bánh tét thường dùng lá chuối, gói thành đòn
trong khi đó bánh chưng dùng lá dong, gói hình vuông.
Loại bánh phổ biến trong dịp tết của người miền Nam
Về
tên gọi bánh tét, theo tìm hiểu có thể được lý giải bởi 2 cách như sau.
Thứ nhất, tên gọi bánh tét xuất phát từ bánh tết, bánh thường dùng
trong dịp tết. Nhưng sau đó người dân đọc chệch lại thành bánh tét. Thứ
2, cách thức khi dùng loại bánh này. Vì bánh được gói theo đòn dài, nên
khi ăn phải dùng dây lạc để tét bánh ra từng lát mỏng nên gọi là bánh
tét. Ngày nay, bánh tét ở miền Nam còn có những biến tấu mới với nhân
bánh là chuối, dừa, đậu đen, trứng muối để làm.Bánh Pía là một trong những đặc sản nổi tiếng của người Sóc Trăng, do người Hoa di cư vào miền Nam sáng tạo ra. Bánh Pía được làm chủ yếu từ bột mì, sầu riêng, lòng đỏ trứng. Về nguyên gốc của từ Pía là lấy theo âm đọc của người Triều Châu là bính, có nghĩa là bánh, sau đó được người Việt việt hóa thành Pía.
Loại bánh làm nên thương hiệu ở tỉnh Sóc Trăng
Để
có được một mẻ bánh Pía thơm ngon, người làm bánh phải đầu tư công sức
và thật khéo léo trong khâu chế biến. Nếu trước kia bánh Pía khá đơn
giản với lớp vỏ làm bằng bột mì và nhân bằng đậu xanh và mỡ heo thì ngày
nay các loại nhân ngày càng đa dạng hơn để đáp ứng thị hiếu người tiêu
dùng như khoai môn, hạt sen, sầu riêng, trứng, lạp xưởng…
Bánh bò Sài Gòn
Thơm
thơm béo ngậy là những điểm nổi bật của món bánh bò nước cốt dừa Sài
Gòn. Đây là một món ăn chơi của người dân nơi đây. Nguyên liệu để làm
bánh gồm bột gạo, nước, đường, men và nước cốt dừa hoặc dừa sợi.
Món ăn vặt rất dễ bắt gặp dọc những con đường ở Sài Gòn
Mặt
bánh có rất nhiều bong bóng nhỏ do có nhiều lỗ khí trong bánh. Những
chiếc xe bánh bò dừa trên các đường phố Sài Gòn từ lâu đã trở thành hình
ảnh thân quen trong mắt người dân nơi đây.Một chiếc bánh bò dừa hoàn hảo đòi hỏi miếng bánh phải giòn lớp vỏ ngoài nhưng lại dai ở lớp bên trong. Thật khó diễn tả cảm giác khi thưởng thức miếng bánh nóng hổi vừa thơm giòn lại vừa dai và có vị béo này. Chiếc bánh bò dừa gồm hai phần hình trụ úp vào nhau, bên trong có nhân dừa xào chín.
Bánh cay
Bánh
cay là loại bánh dùng để ăn vặt rất dân dã của người Sài Gòn. Bánh gây
sự chú ý của người ăn bởi màu vàng rộm điểm xuyến những chấm li ti màu
đỏ của ớt. Nghe tên gọi thì chúng ta cũng dễ hình dung vị của bánh như
thế nào rồi, bánh mang vị cay đặc trưng không dễ lẫn lộn với bất kì loại
bánh nào.
Loại
bánh thích hợp khi ăn vào những lúc tiết trời lành lạnh, vị cay nồng
của bánh sẽ làm ấm lòng những người con xa quê trong những ngày lạnh giá
Về
hình dáng, bánh không lớn lắm, mỗi cái chỉ bằng đầu ngón chân cái.
Nguyên liệu làm bánh cũng khá đơn giản và rất dễ tìm gồm bột mì, ớt,
muối. Tuy đơn giản như vậy nhưng chúng cũng đã làm xiu lòng những tín đồ
ăn vặt. Vào những ngày mưa gió, trời lạnh được thưởng thức món bánh này
thì tuyệt vời. Chắc chắn vị cay nồng của bánh sẽ làm ấm lòng những
người con xa quê trong những ngày lạnh giá.
Hà Thanh - Foody.vn
Post a Comment