Các món bánh lưu giữ nét đẹp truyền thống miền Bắc
Các món bánh lưu giữ nét đẹp truyền thống miền Bắc
Bác tôi nói thì ẩm thực miền Bắc không quá hoa lệ, rực rỡ nhưng luôn chứa đầy sự tinh tế và xúc cảm trong từng món ăn. Các món bánh ở đây không chỉ đem lại một nét đẹp truyền thống được gìn giữ qua nhiều thế hệ mà còn gợi lại nhiều kỷ niệm đẹp trong tuổi thơ của mỗi người dân nơi này.
Những chiếc bánh cuốn dẻo ngon ăn kèm với giò thơm phức
Đầu tiên phải kể đến món bánh cuốn. Loại bánh được làm loại gạo ngon, xay nhuyễn. Bánh được tráng bằng cái nồi to, bên dưới đựng nước và những miếng bánh được tráng mỏng như tờ giấy, mướt rượt bóng bẩy bởi một lớp mỡ được thoa đều. Nhân bánh cũng được cuốn khéo léo làm sao cho thật đều tay và chiếc bánh không bị thô. Sau đó, những chiếc bánh được xếp lên đĩa, rắc thêm một ít ruốc tôm, ăn kèm với vài miếng giò (có vị ngòn ngọt, béo và thơm phức) cùng một đĩa rau nhỏ.
Để có được lá bánh mỏng cần sự khéo tay trong khâu tráng bánh
Ngày đó, bác tôi nói rằng, bánh cuốn Thanh Trì là thương hiệu nổi tiếng ở đất Hà Thành. Những chiếc bánh mỏng được làm từ gạo cánh gié và điều đặc biệt là bánh không được cuốn cái gì hết. Nó đơn thuần chỉ là lá bánh được xếp gọn gàng trong một cái thúng, trên phủ một cái lá sen, lá dong hoặc chuối và chiếc thúng ấy, theo chân các mẹ, các dì đi khắp 36 phố phường Hà Nội kèm theo tiếng rao ngọt lịm.
Bây giờ, người ta biết nhiều hơn với món bánh cuốn Tây Hồ. Những quán bán bánh cuốn cũng mọc nhan nhản trên khắp đường phố Hà Nội và nó trở thành một món ăn mà những ai đi xa ghé một lần sẽ nhớ.
Tham khảo thêm địa chỉ món ngon:
Bánh Cuốn bà Hoành: http://www.foody.vn/ha-noi/banh-cuon-ba-hoanh
Bánh cuốn, mỳ vằn thắn đường Bảo Khánh: http://www.foody.vn/ha-noi/banh-cuon-nong-my-van-than
Bánh cuốn gia truyền Thanh Vân (Hàng Gà): http://www.foody.vn/ha-noi/thanh-van
Bánh Tôm Tây Hồ thơm ngon, giòn rụm
Không riêng gì bánh cuốn, bánh tôm Hồ Tây - một đặc sản được biết từ những năm 1970-1980 bởi một quán của quốc doanh nằm trên đường Thanh Niên, phía bên hồ Trúc Bạch và nhờ đó món bánh tôm Hồ Tây đã đi vào ký ức nhiều thế hệ.
Những con tôm tươi ngọt được đặt trên miếng bánh gồm bột mì rán giòn với những lát khoai lang cháy cạnh, thơm nức. Bánh được ăn nóng cùng với nước chấm pha theo công thức đặc biệt, dưa góp là đu đủ xanh, và các loại rau thơm, rau sống. Giữa không gian thoáng mát, rười rượi gió trời, cắn một miếng bánh Tôm để cảm nhận tình người thấm trong từng chiếc bánh.
Tham khảo thêm địa chỉ món ngon:
Bánh tôm Hồ Tây: http://www.foody.vn/ha-noi/banh-tom-ho-tay
Rời Hồ Tây, rời những buổi chiều thoáng gió vi vu, ấm nồng bên nồi bánh cuốn, đĩa bánh tôm, tôi kéo mình về với âm sắc dịu ngọt của tiếng rao “ Khúc đê…” trải dài mỗi lúc đêm về.
Món bánh khúc thơm ngon, ấm lòng mỗi đêm về
Bay trong tiếng rao ấy là mùi hương thoảng nồng của Bánh Khúc réo gọi những cái dạ dày đang đói về đêm. Bánh Khúc hay còn gọi là xôi khúc được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau mà hương vị chủ đạo là lá khúc.
Lá khúc tươi non được hái từ buổi sớm rồi giã nhuyễn trộn với bột gạo để làm vỏ bánh. Vào mùa không có rau khúc, có người dùng lá su hào để thay lá khúc, nhưng sẽ không tạo được hương vị đặc trưng mà chỉ lá khúc mới có.
Nhân bánh được làm từ đậu xanh bỏ vỏ, ngâm nước cho bở, đồ chín tới, giã thật mịn, viên lại bằng quả trứng gà cùng với thịt ba chỉ thái hạt lựu, rắc thêm chút hạt tiêu cho dậy mùi.
Muốn ăn được món bánh khúc ngon nhất thì canh vào mùa lá khúc, độ tháng 2 – tháng 3 âm lịch hàng năm, bởi đó là mùa của lá khúc.
Tham khảo thêm địa chỉ món ngon:
Bánh khúc Quân (Yên Phụ): http://www.foody.vn/ha-noi/banh-khuc-quan
Bánh khúc Cô Lan (Nguyễn Công Trứ): http://www.foody.vn/ha-noi/co-lan
Bánh Đúc thịt xào, bạn quen nó chứ?
Cũng được làm từ bột gạo, nhưng bánh Đúc lại được xem là món quà quê “dễ thương” mà lũ trẻ con luôn háo hức mỗi lần mẹ hay bà đi chợ về. Để có được món bánh đúc dẻo mịn thì bột gạo phải xay cho nhuyễn, nước vôi ngâm gạo phải được pha chế đều tay. Đặt chiếc nồi được láng một chút mỡ lên bếp, đổ bột vào, đun nhỏ lửa và quấy đều tay, bánh phải được quấy thật kỹ để nguội ăn không nồng và bánh không bị cứng.
Tùy mỗi loại nhân được cho vào bánh mà người ta có thể gọi bánh đúc lạc, bánh đúc dừa hay bánh đúc chay. Mỗi loại bánh lại làm nên một hương vị khác nhau: sừn sựt của sợi dừa tươi, thơm bùi của lạc rang hay vị mằn mặn của muối vừng…
Muốn thưởng thức món bánh này bạn có thể ghé quán ở 47 Châu Long, quán Bánh ở …
Tham khảo thêm địa chỉ món ngon:
Bánh Đúc Nộm: http://www.foody.vn/ha-noi/banh-duc-nom
Đúc – Trung Tự (Sân khu tập thể C2 Trung Tự Tôn Thất Tùng): http://www.foody.vn/ha-noi/banh-duc-trung-tu
Bánh Đúc Lê Ngọc Hân: http://www.foody.vn/ha-noi/banh-duc-le-ngoc-han
Chè, bánh đúc nóng Nguyễn Bỉnh Khiêm: http://www.foody.vn/ha-noi/che-banh-duc-nong-nguyen-binh-khiem
Bánh cốm
Đến Hà Nội mà bỏ qua bánh cốm, tôi thề là bạn đã bỏ qua một phần thú vị nhất ở đây. Thử một lần ghé chân đến Hàng Than, thưởng thức món bánh cốm cổ truyền nổi tiếng nơi đây. Đây là loại bánh không thể thiếu trong các dịp giỗ chạp, cưới hỏi của người Hà Nội, và cũng là món quà được nhiều du khách ưu ái. Chiếc bánh xanh ươm màu lá dứa được bỏ vào một chiếc hộp vuông màu xanh, và cột ngoài bằng những sợi dây màu đỏ nhìn bắt mắt. Lớp vỏ bánh bằng nếp dẻo, được trộn cùng cơm và lớp nhân đậu xanh bóp chặt ngon ngọt. Cốm được lấy ở làng Vòng, làng Lủ, cốm ở đây rất thơm ngon và mềm, nhưng bây giờ để có hương vị như vậy, gia đình phải xuống tận Thái Bình mới có. Còn đậu xanh thì giã nhuyễn, đường ngọt đậm và có vương sợi dừa hơi giòn giòn ăn ngon miệng. Ăn bánh cốm và uống một ít trà nóng trong những ngày rét thì quả thật còn gì bằng. Ở Hà Nội, chúng mình có thể đến số 11 Hàng Than (nơi nổi tiếng nhất Hà Nội về món bánh cốm đó ngen)
Đôi lần đi lê la hè phố, bánh mì là một trong những món ăn được lựa chọn số một do: thơm, ngon và rẻ. Bánh mì Việt Nam được vinh danh như một trong những món ăn đường phố ngon nhất trên thế giới. Ở Hà Nội, bạn có thể tìm thấy những hàng bánh mì ngon ở khắp nơi: bánh mì giò chả ở Lê Đại Hành, bánh mì thịt xiên ở Nguyễn Công Trứ hay Quang Trung, bánh mì Đình Ngang hay bánh mì bò băm ở phố Chùa Láng...
Thử tưởng tượng vào một buổi đông trời rét, đi dạo phố phường Hà Nội và tay cầm một ổ bánh mì nóng giòn, thơm nức thì còn gì bằng. Miếng bánh ngon, tan vụn trong miệng cùng với miếng chả sật sật, mằn mặn, hay với miếng thịt xiên nướng cháy cạnh ngòn ngọt được phết nướt sốt chua cay, hay vị bò thơm thịt với một ít ruốc phủ lên mặn mà. Với giá cả và chất lượng như vậy, việc thưởng thức hết tất cả hương vị bánh mì ở đây cũng làm cho chuyến đi trở nên thú vị.
Còn bánh mỳ sốt vang nóng hổi... bạn đã thử chưa?
Tham khảo thêm địa chỉ món ngon:
Bánh mì sốt vang Đình Ngang: http://www.foody.vn/ha-noi/banh-mi-sot-vang-dinh-ngang
Bánh mỳ thịt nướng Bà Ngà: http://www.foody.vn/ha-noi/ba-nga-thit-xien-nuong
Ngoài những món bánh kể trên, bạn cũng nên tìm và ăn thêm món bánh gai, bánh gio… để có thể cảm nhận hết được những tinh hoa ẩm thực trên đất Bắc.
Có dịp ghé Hà Nội một lần, thưởng thức vài ba món bánh đặc trưng để rồi, khi chia xa, sẽ thấy hương đất, tình người nơi đây nồng nàn như hương vị ẩn trong từng món bánh nhé.
Nếu ở tại Sài Gòn, bạn có thể thưởng thức một số món bánh đặc trưng của miền Bắc tại các địa điểm sau:
Bánh cuốn:
Bánh tôm:
Bánh đúc:
Bánh đúc Phan Đăng lưu: http://www.foody.vn/ho-chi-minh/banh-duc-phan-dang-luu
Minh Hằng - Foody.vn
Post a Comment