Hàng năm cứ vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, nhà nhà lại chuẩn bị những món ăn, hoa trái để giết sâu bọ. Viêc “giết sâu bọ” đã trở thành truyền thống và phong tục của người Việt ta.
Truyền thuyết kể rằng, tại Trung Quốc, và cuối thời chiến quốc, có một vị trí trung thần tại nước sở tên là Khuất Nguyên. Tương truyền ông là tác giả của bài thơ Ly tao rất nổi tiếng trong văn học cổ Trung Hoa, thể hiện tâm trạng buồn vì họa sắp mất nước. Bị gian thần hãm hại ông gieo mĩnh xuống sôn Mịch La tự vẫn ngày mùng 5 tháng 5. Mỗi năm cứ đến ngày đó, người dân làm bánh, bỏ gạo ống tre rồi thả xuống sông cúng Khuất Nguyên.
Đoan có nghĩa là mở đầu, Ngọ là lúc giữa trưa. Đoan Ngọ có là lúc mặt trời bắt đầu ngắn nhất, ở gần trời đất nhất trung với ngày hạ chí. Thời gian này khí dương đang thịnh nhất trog năm.
Ở Việt Nam, ngày này được việt hóa là ngày giết sâu bọ và thờ cúng tổ tiên. Theo tục lệ, vào ngày này người ta phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt các loài gây hại cho cây trồng, trong đó có nhiều loài sâu có thể ăn được và chúng được coi như là chất bổ dưỡng. Nhưng đứa trẻ thường được nghe bố mẹ chúng kể lại rằng: khi ăn các món ăn đầu tiên trong ngày này thì sâu bọ, giun sán trong người sẽ bị chết hết.
Vào những ngày này mẹ thường nhắc bọn trẻ con chúng tôi dậy thật sớm để tắm sạch sẽ để ăn những trái quả tươi ngon nhất.
Ở gia đình chúng tôi nói riêng và một số nơi ở miền Bắc nói chung, rượu nếp đặc biệt là nếp cẩm là món không thể thiếu trong ngày này. Câu chuyện vui của mẹ là bộ phận tiêu hóa của con người thường có các loài kí sinh gây hại và chỉ đến ngày mùng 5 tháng 5 (âm lịch), các con kí sinh này ngoi lên và những thứ có vị chua, chat như rượu nếp có thể loại bỏ chúng. Tôi không ưa cái quá xé của rượu cẩm, mẹ thường mua cho tôi chút sữa chua ăn cùng. Gần giống như sữa chua mà các bạn trẻ bây giờ hay ăn, nhưng cẩm không ngọt như ở ngoài quán mà có chút cay nồng men rượu.
Nguồn ảnh: Dantri
Mỗi vùng miền mỗi đặc trưng, miền Bắc cơm rượu thường rời, miền Trung thường ép thành từng khối thì ở miền Nam thường vo tròn lại.
Nhà tôi trước nuôi lợn và nấu rượu nên mấy món cơm rượu này tuy không rành như ba mẹ nhưng cũng không thấy xa lạ gì. Cơm rượu được chế biến như nấu xôi. Gạo nếp sau khi chín, trải đều ra mâm để hơi nguội, không để quá nóng vì như thế men rượu sẽ chết không lên men được.
Tiếp đến, men rượu bóp vụn, dùng một cái đồ rây lỗ nhỏ rây men lên bề mặt xôi. Lật ngược bề mặt xôi bên dưới, tiếp tục rây một lớp men mỏng. Sự kết hợp hài hòa giữa hương vị xôi và men trong quá trình ủ đã tạo nên hương bị thơm ngon, bổ dưỡng. Cơm rượu có tác dụng rất tốt cho sức khỏe, làm ấm cơ thể, giúp tinh thần cơ thể vui vẻ, phấn chấn.
Cùng với cơm rượu thì hoa quả đúng là thứ không thể thiếu của người miền Bắc để thắp hương và thưởng thức. Hoa quả được chọn trong những ngày này chủ yếu là các loại quả mùa hè, tươi ngon và có vị chua chua như mận, đào, vải, chôm chôm, dưa hấu, …
Nguồn ảnh: Hieubiet.vn
Một món ăn nữa không thể thiếu trong ngày này là bánh ú tro của người miền Nam. Món ăn này là đặc trưng của người miền Nam nhưng người miền Bắc mình cũng làm nhiều lắm, trong đó có Nội Nó. Món này tuy chưa được tự tay làm lấy bao giờ nhưng hay được ăn Nội làm lắm. Chiếc bánh có lớp hình chóp, to bằng nắm tay người lớn, bên ngoài gói lá. Để làm bánh tro, đầu tiên lấy rơm nếp đốt lấy tro, hòa với nước cho tan và để lắng lại. Chắt lấy nước ngâm cùng với gạo nếp khoảng nửa ngày đến một ngày. Ngâm xong rồi vớt ra rửa lại bằng nước sạch để ráo. Nhân bánh có thể làm từ đậu xanh hoặc không nhân.
Nguồn ảnh: Giadinh.net
Lá gói bánh thường là lá tre, ngày nay lá tre khó kiếm người ta thường thay thế bằng lá chuối. Đầu tiên cuốn một đầu lá thành hình phễu, cho vảo một ít gạo nếp, đậu xanh rồi lại thêm một lớp gạo nếp nữa và gói lại thành hình tam giác cho thật kín, dùng dây buộc chặt bên ngoài. Sau khi đã gói xong, ta xếp bánh cẩn thận vào nồi, đem luộc.Chuẩn bị sẵn chậu nước lạnh đề khi vớt bánh ra choa ngâm vào nước lạnh, sau đó kết thành từng chum treo lên cho lá gói bánh nhanh khô.
…
Cứ đến ngày này bọn trẻ con chúng tôi lại háo hức, háo hức được ăn rượu cẩm mẹ làm. Giờ khác xưa nhiều quá, sẽ là chạy ra chợ mua cẩm về ăn. Nhìn bát cẩm mà lòng cứ thấy bổi hổi, bồi bồi, …
Bánh - FoodyHaNoi
Post a Comment