Header Ads


Khi những cơn gió mát bắt đầu thổi về, ở đâu đó thấp thoáng sắc tìm của hoa bằng lăng, trên những góc phố, trên những con đường vang vọng bài ca ca ngợi vị Cha già kính yêu của dân tộc ta. Ấy là khi ta biết tháng 5 đã về và mỗi người dân Việt Nam đều sống lại bao cảm xúc khi nhớ về sự giản dị của Bác, nhất là trong mỗi bữa ăn được kể lại cho con cháu sau này.

Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra tại một vùng quê nghèo nhưng đậm văn hóa truyền thống. Quê hương Nam Đàn có món tương ngon nổi tiếng ( Nhứt Thanh Chương, tương Nam Đàn), có giống cà pháo ( cà nghệ) dày cùi, ít hạt, muối giòn tan. Chính vì thế mà những món ăn giản dị ấy đã thấm đượm tâm hồn Bác trong suốt cả cuộc đời không thể nào quên. Trong cuộc kháng chiến Việt Bắc cam go và gian khổ, mỗi bữa cơm của Bác đều như đồng cam cộng khổ cùng nhân dân, cho dù với cương vị của Bác ở lãnh đạo cấp cao.

bac-ho
Bữa cơm giản dị của Bác bên đồng bào, đồng chí trong thời kì kháng chiến 
Bác đã từng nói: “ Thức ăn là sản phẩm của người lao động, cực nhọc lắm mới làm ra, cho nên ăn phí phạm là điều không nên”. Trong bữa ăn, Bác ăn vừa đủ, không bỏ món thừa, không vương vãi một hột cơm. Những món ăn dân dã như vó bò, cà dầm tương, mắm canh cua với rau chuối thái ghém hoặc dọc mùng là những món ưa thích của Bác. Chính vì vậy mà từ bé, trong mỗi bữa cơm bà và mẹ luôn dặn các con  lấy vừa đủ cơm để ăn, và khi ăn thì ăn cho bằng hết, không được để xót một hạt cơm nào trong bát. Trân trọng thức ăn là một trong những bài học đầu đời của mỗi đứa trẻ, từ đó sau này lớn lên những đứa trẻ ấy sẽ học cách tiết kiệm, nghĩ cách chế biến để sử dụng hầu hết thức ăn còn lại, tránh lãng phí và nhất là không đổ đồ ăn đi khi vẫn còn sử dụng.

bac-ho
Bác Hồ với bà con nông dân
Từng bữa cơm của Bác dù có “ cao lương mỹ vị” hay dân dã đồng quê thì Bác đều chia sẻ với đồng bào, đồng chí khi làm việc cùng. “ Nhường cơm sẻ áo một chút với bà con cháu ạ. Một bát khi đói bằng một gói khi no...”. Bác luôn nghĩ tới dân, tới cái nghèo khó mà nhân dân đang phải trải qua trong thời kì đất nước đang thiếu thốn rất nhiều thứ,  có một câu nói của Bác mỗi khi được nhắc lại cũng khiến chúng ta không khỏi bùi ngùi xúc động: “Lúc chúng ta nâng bát cơm ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta không khỏi động lòng. Vậy tôi đề nghị với đồng bào cả nước và tôi xin thực hành trước, cứ 10 ngày nhịn ăn 1 bữa, mỗi tháng nhịn 3 bữa. Đem gạo đó( mỗi bữa 1 bơ) để cứu dân nghèo” .Noi gương theo Bác Hồ kính yêu, nhân dân Việt Nam và đặc biệt là thế hệ trẻ  đã tổ chức các hoạt động tình nguyện như Phát cháo miễn phí cho trẻ em tại các bệnh viện, bán cơm với giá 5000 vnd/ suất hỗ trợ người nhà và bệnh nhân tại các viện xung quanh Hà Nội, miễn phí phở gà cho người dân lao động nghèo mỗi sáng Chủ nhật… và còn rất rất nhiều hoạt động chia sẻ, giúp đỡ “ lá lành đùm lá rách” ,  mỗi người  đóng góp thay vì 1 bơ gạo thời kháng chiến thì là 1 ngày lương, 1 bữa ăn sáng hay những gian hàng bán đồ tự thiện để lấy tiền giúp đỡ những người có hoàn cảnh,  khiến cho cuộc sống thêm ý nghĩa và người với người được xích lại gần nhau hơn.  
Những câu chuyện ở trên chỉ là một phần rất nhỏ trong lối sống giản dị của Bác, đời sống vật chất càng giản dị thì càng phù hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tinh cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất của Bác. Qua những hành động, lời nói, cách thể hiện của Bác khiến thế hệ trẻ ngày hôm nay và đến tận sau này có được bài học đáng quý về sự tiết kiệm, trân trọng những gì mình có và  luôn giữ trong tâm mình câu nói “ người với người sống để yêu nhau”.!
Khánh Ly - FoodyHaNoi
Nguồn ảnh: Internet

Được tạo bởi Blogger.