Header Ads


Đối với người Châu Á Tết Nguyên Đáng có ý nghĩa thiêng liêng về giá trị tinh thần và tâm linh. Nó không chỉ là thời điểm đánh dấu sự giao mùa của vạn vật, thay đổi của thời gian đem đến sự sinh sôi tốt đẹp của cái mới mà đây còn là thời khắc bày tỏ sự biết ơn với tổ tiên và giây phút ấm áp bên người thân yêu. Cùng dạo một vòng quanh các nước có ngày lễ tết Nguyên Đán để cùng khám phá sự độc đáo thú vị trong mỗi nơi khác nhau.


1. Trung Quốc

Tết Nguyên Đán tại Trung Quốc còn được gọi là Xuân Tiết. Vào tối đêm 30 mọi người thường ngồi quay quần cùng nhau trò chuyện, chúc nhau rồi cùng thưởng thức bữa cơm đoàn tụ với nhiều món mang lại sự may mắn cho cả năm tới. Nổi tiếng với nghệ thuật ẩm thực phong phú bữa ăn trong đêm giao thừa thường đa dạng các món như sủi cảo, hoành thánh, mì, bánh trôi nước. Nếu khu vực miền Nam khi ăn phải có đậu phụ và cá để cầu “phú quý, dư thừa” thì miền Bắc đa phần sẽ ăn sủi cảo mang lại sự vui vẻ cả năm. Ngoài ra nếu ăn sủi cảo mà bạn cắn trúng đồng tiền trong bánh thì bạn sẽ có tài lộc cả năm. Bên cạnh đó bạn cũng có thể thưởng thức món mì với ý nghĩa trường thọ, món hoành thánh đem lại điều đầu tiên tốt đẹp trong năm mới hay các món bánh truyền thống lại mang ý nghĩa mang lại điều may mắn trong năm tới.


2. Hàn Quốc

Theo tập tục truyền thống tại Hàn Quốc trước giao thừa mọi người sẽ tắm nước nóng tẩy trần, đốt các thanh tre trong nhà để xua đuổi tà ma và trước nhà sẽ treo Bok jo ri (xẻng bằng rơm dùng hột thóc gạo rơi vãi) ngoài cửa để mong cầu phúc lộc quanh năm. Vào dịp tết cổ truyền này người Hàn thường mặc Hanbok với nhiều màu sắc cúng bái tổ tiên và chúc mừng lẫn nhau. Trong vào ngày năm mới mọi người sẽ ăn món “tteokguk” (canh bánh gạo) với niềm tin khởi đầu may mắn trong năm mới. Ngoài ra tết còn là dịp để bạn tha hồ chơi các trò như kéo co, thả diều, bập bênh, tubo, jegichagi (đá cầu)… rất vui nhộn. Seollal là tên gọi tết cổ truyền Hàn Quốc kéo dài trong 3 ngày quan trọng đầu năm mà mọi người đều yêu thích.


3. Nhật Bản

Oshogatsu là tên gọi chào đón năm mới tại Nhật được kéo dài trong 2 tuần liền để mọi người có thể thư giãn và chúc phúc lẫn nhau. Chịu ảnh hưởng một phần của thần đạo Shinto nên tết cổ truyền Nhật mang màu sắc rất đăch trưng. Trước cửa nhà thường trang trí Kadomatsu (dạng thông và tre) hay Shimenawa (dạng dây thừng rơm) để biểu tượng cho niềm vui và may mắn. Một điều thú vị khi bạn đến Nhật vào năm mới bạn sẽ thấy người Nhật luôn cười rất to bởi họ nghĩ như vậy sẽ mang lại sự vui vẻ cho cả năm. Sau khi đi lễ chùa, đền thì mọi người trở về nhà thưởng thức món Osechi truyền thống với mong muốn thần linh sẽ mang đến hạnh phúc cho gia đình. Món bánh Hanabira Mochi một loại bánh nếp cũng được dùng trong dịp chào đón năm mới. Bên cạnh đó thì không thể thiếu sushi món ăn được yêu thích và đặc trưng của Nhật với nhiều loại như Hama –guri, sayori, tori-gai, miru-gai, kisu cũng được ăn vào năm mới.



4. Hong Kong

Tết Âm Lịch tại đây khá nhộn nhịp với hoạt động vui tươi như hội chợ hoa, lễ hội pháo bông, lễ hội đua ngựa hấp dẫn mọi người. Với sự đa dạng văn hóa của mình Hongkong là lựa chọn cho những ai yêu thích sự vui tươi thú vị. Hội chợ hoa kéo dài từ 25 đến 30 âm lịch với nhiều cây cảnh tượng trưng cho những gì tốt đẹp và may mắn nhất trong năm mới. Trong những ngày đầu năm mới tại cảng Victoria thường có lễ hội bắn pháo hoa với muôn vàn ánh sáng đẹp tuyệt vời. Đua ngựa và đặt cược ngựa là một trong những thú vui của người Hongkong nên dịp này họ cũng lấy trò vui đó để tìm kiếm hy vọng may mắn vào năm tới.


5. Triều Tiên

Chịu ảnh hưởng từ Trung Quốc tết tại Triều Tiên cũng có câu đối, tranh tết, làm mâm cơm cúng tổ tiên nhưng ở đây còn có hai hoạt động đuổi quỷ và đốt tóc rất độc đáo. Để đuổi quỷ họ sẽ làm một người nộm bằng rơm rồi nhét tiền vào trong ruột sau đó sáng mùng 1 tết sẽ vứt ra đường với ý nghĩa tống khứ ma quỷ và đón những điều tốt lành tới. Còn đốt tóc là họ sẽ đem tóc rụng hàng ngày được lưu giữ trong hộp trang điểm đợi đến xế chiều sẽ đem vứt ra cửa nhằm trừ tà, xua đuổi bệnh dịch và cầu bình an trong năm tới. Món ăn truyền thống được dùng trong năm mới là món cơm thuốc với các thành phần gạo nếp, mật ong, hạt dẻ, táo, nhân hạt tùng, mỡ, tương… được hấp chín . Món cơm thuốc thường cúng tổ tiên hay đãi khách quý với quan niệm là sẽ đem đến cuộc sống sung túc, ngọt ngào suốt năm.


6. Mông Cổ

Tết cổ truyền âm lịch tại Mông Cổ còn gọi là tết Tsagaan Sar hoặc Tết Tháng Trắng được tính theo lịch Tây Tạng. Tết Tsagaan Sar được xem như báo hiệu kết thúc mùa đông dài, lạnh lẽo để chào đón ấm áp của mùa xuân đồng thời đây là dịp cho gia đinh sum họp quây quần, thắt chặt các mối quan hệ. Vào ngày đầu năm mới mọi người sẽ dậy sớm mặc quần áo mới, nhóm lửa ăn bánh bao hấp và uống Airag (sữa ngựa lên men) và tặng quà lẫn nhau. Món ăn truyền thống thường xuất hiện trong ngày lễ tết luôn được làm từ sữa, thịt cừu, thịt bò, sữa dê, bánh buuz đặc sản nổi bật tại vùng đất này.


7. Singapore

Phần đông dân số ở đây có nguồn gốc Trung Quốc nên Tết Nguyên Đán là một trong những lễ hội lớn tại đây. Lễ hội năm mới ở đây cũng đầy sắc màu với nhiều hoạt động khác nhau tiêu biểu với lễ hội hoa đăng mừng năm mới, lễ hội Singapore River Hongbao và lễ diễu hành Chingay được kéo dài suốt hơn một tháng rất vui nhộn. Cũng như tập tục Trung Quốc người dân Singapore trong năm mới cũng ăn mì, sủi cảo, hoành thánh cầu mong mang lại những điều tốt đẹp, may mắn trong tương lai.


8. Việt Nam

Tết Nguyên Đán là một trong những lễ hội lớn diễn ra vào đầu tháng 1/1 âm lịch tại Việt Nam. Bắt đầu vào những ngày giáp tết mọi người moi nhà sẽ lo trang hoàng nhà cửa, sắm sửa mọi thứ sao cho thật đủ đầy với hy vọng mọi điều tốt đẹp sẽ luôn tràn đầy vào nhà. Các hoạt đọng trước tết thường diễn ra nhộn nhịp như sắm đồ để tiễn ông táo về trời, đi mua sắm quần áo mới, rộn ràng đi chợ mua đồ ăn hay hân hoan lựa vài nhành mai, đào về để trong nhà… Bên cạnh đó vào ngày tết ta còn có dịp coi xem trình diễn múa lân, chương trình bắn pháo bông hay chơi các trò chơi dân gian vui nhộn. Món ăn truyền thống ta thường thấy trong bữa ăn đầu năm của mọi gia đình là bánh chưng, bánh tét, củ kiệu, dưa món, thịt kho trứng, thịt heo ngâm, chả… rất hấp dẫn và phong phú.
Tết Nguyên Đán là một trong những giá trị truyền thống tốt đẹp còn lưu trữ đến ngày nay. Mỗi một phong tục, lễ hội đều mang những giá trị dân tộc đặc trưng cần phải được bảo tồn và phát huy hơn nữa. Chính vì vậy cần phải lưu giữ và phát huy những giá trị văn hóa của ngày Tết Nguyên Đán.


Thùy Nhung - Foody.vn
Được tạo bởi Blogger.